Cả sếp và đồng nghiệp đều ngưỡng mộ cách mà vợ tôi hoàn thành những đơn hàng lớn nhỏ. Đó là lý do mà dù tôi có kiếm tiền dư dả thế nào, cô ấy vẫn luôn theo đuổi sự nghiệp của riêng mình. Cuộc sống hôn nhân đi qua năm thứ 2, tôi bắt đầu nhìn thấy nhiều khó khăn hơn. Công việc đã hút gần như toàn bộ năng lượng của vợ tôi khiến mọi thứ trở nên lệch nhịp. Cô ấy không còn chăm lo nhà cửa nhiều, thay vào đó, cô thuê hẳn một người giúp việc theo giờ đến lau chùi và dọn dẹp. Căn nhà từ khi có người lạ ra vào bỗng trở thành một nơi rất “công nghiệp”. Những thứ đồ tôi yêu thích và hay vài thứ linh tinh chỉ đặc biệt để ở một số nơi lại bị di chuyển nháo nhào. Tôi dẹp chuyện thuê người giúp việc không lâu sau đó. Tự nhận trách nhiệm về nhà cửa thay cho vợ mỗi lúc cô ấy bận. Chuyện nhà cửa là vậy, nhưng tôi nghĩ mình thông cảm được. Nhưng ngay cả những bữa ăn nhỏ đầm ấm giữa hai vợ chồng cũng vắng hẳn. Cô ấy luôn bận rộn với các lịch hẹn, những buổi họp, các chuyến công tác thất thường… Khoảng cách giữa có hay không việc được chăm sóc từng bữa ăn dưới tay một người phụ nữ là rất xa. Tôi không thể cứ ăn ngoài, càng ê chề khi có đồng nghiệp cười khích lúc vô tình gặp. Tôi gần như điên lên. Có những đêm tôi thèm biết bao cái cảm giác được về nhà, được dùng bữa với vợ, được nghe cô ấy cười nói và kể về bạn bè. Nhưng rốt cuộc cái tôi nhận được chỉ là một cuộc gọi báo bận. Hoặc một người phụ nữ uể oải nằm phệt tại ghế sofa. Dạo này cô ấy luôn như thế, về nhà trong trạng thái mệt mỏi và nhợt nhạt. Thời gian đầu tôi đã rất cố gắng hỏi chuyện và khuyên vợ giảm bớt khối lượng công việc. Cô ấy có lúc ừ, lúc lại xua đi, rồi có lúc còn cãi vã lớn tiếng. Vợ nghĩ tôi đang ích kỷ muốn giữ cô ấy cho riêng mái ấm của mình. Dù thực ra điều ấy có gì sai? Ngay cả chuyện vợ chồng, thật đáng chán là cô ấy cũng chẳng còn chút hứng thú gì cả. Nhiều đêm tôi có cảm giác vợ đang cố chiều lòng mình thật nhanh để quay ra ngủ. Việc này thật khó để trách móc. Tôi dường như chẳng thể giải thích hay trần tình điều gì với vợ về sự chán nản của mình. Có nhiều lúc, tôi tưởng như mình không thể chịu đựng thêm không khí ngột ngạt trong nhà, những tiếng thở dài nặng nhọc của cô ấy hay những đêm yêu đương không tới đâu… Tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi, một điều gì đó bất ngờ sẽ thay đổi vợ mình trong nay mai. Tôi đã chờ suốt 6 tháng. Nhưng rồi mọi thứ dần trôi vào bế tắc. Sự hăng say ban đầu nhường chỗ cho một trạng thái uể oải tột cùng. Cô ấy khác đi, nhợt nhạt và thiếu sức sống. Tôi bắt đầu nghĩ đến những con chữ trên tờ ly hôn. Tôi đã nghĩ một cách nghiêm túc. Trong một đêm vợ vắng nhà, tôi lục tìm những tờ mẫu đơn, thứ cuối cùng có thể dứt bỏ sự mệt mỏi của tôi. Thế rồi tôi vô tình đọc được một đoạn đối thoại ngắn của hai bố con: - Sao bố và mẹ có thể ở với nhau lâu như vậy? - Vì ở thời của ta, cái gì hỏng thì sửa chứ không thay. Tôi lặng người và thấy mình nông cạn. Tôi đặt cho mình rất nhiều câu hỏi rồi tự dằn vặt mình bằng những nỗi chán chường trong suốt mấy tháng qua. Đó là một đêm dài mà tôi không thể ngủ được. Sự ám ảnh về “sửa” và “thay” cứ bám lấy trong đầu. Tôi chợt nhận ra, quả là hoang đường nếu tôi không thay đổi mà cứ trông chờ một kết quả khác đi. Và tôi quyết định tìm hiểu nghiêm túc những gì đang xảy ra với cuộc sống của mình. Điều gì đang khiến vợ tôi trở nên thiếu sức sống như thế? Hóa ra đó không phải là một trường hợp cá biệt. Tôi đã bắt gặp rất nhiều anh bạn chia sẻ vấn đề tương tự trên các diễn đàn: làm việc quá sức, mệt mỏi, bỏ bê việc gia đình, không hứng thú với chồng… Họ chuyền tay nhau những cách giải quyết và cả những lọ vitamin bồi dưỡng cơ thể. Tôi áp dụng hết! Tôi bắt đầu quay trở lại với căn bếp, nhưng lần này, thay vì đứng phụ vợ như trước, tôi làm đầu bếp. Tôi giả vờ không biết một số món đơn giản và gọi điện hỏi công thức, rồi không quên nhắn vợ về sớm dùng bữa. Cô ấy bắt đầu chú ý thực sự về việc tôi đang thèm cơm nhà thế nào. Những đêm đi làm về, thấy tôi lau và dọn dẹp nhà cửa, vợ tôi nán lại phòng khách để trò chuyện. Cô ấy bắt đầu cười nhiều hơn. Rồi mỗi sáng sẽ có một loại hoa mới được gởi đến nhà, tôi sẽ ra khỏi giường trước và mang vào phòng cho vợ. Đôi khi cô ấy mang nó đi làm như một thứ đồ may mắn. Tôi cũng lặn lội mua cho được loại vitamin tổng hợp mà các chị kháo nhau trên diễn đàn, loại thuốc có cái tên rất khó nhớ - Complebiol. Phải tới mấy lần đi mua hụt, cuối cùng tôi mới tìm được nó sau khi đã ghi lại thật kỹ trong điện thoại. Vợ tôi dần tươi tắn và vui vẻ trở lại, chậm thôi, nhưng tôi cảm nhận được rất rõ. Ngủ tốt hơn, bớt hẳn những cơn mệt mỏi thất thường. Cô ấy đã gỡ bỏ dần vẻ ngoài ủ rủ suốt gần nửa năm trước. Chúng tôi cũng “vui vẻ” với nhau hơn và thật tuyệt vời khi cô ấy quay lại với căn bếp, cho tôi những bữa ăn đầm ấm. (Tôi đoán là cô ấy cảm thấy ngon miệng hơn chứ không hẳn là thương xót gì cho ông chồng hay cằn nhằn của mình) Bạn không thể tưởng tượng được là tôi hạnh phúc đến mức nào đâu. Đó là cảm giác vui sướng tột cùng khi tôi lại được thấy và ngắm nhìn người phụ nữ mình yêu tràn đầy sức sống vào mỗi sớm. Tôi đã không nghĩ chỉ với vài phương pháp ngỡ như rất ngốc nghếch của mấy anh chàng trên diễn đàn, những lời nói yêu thương ngọt ngào như lúc mới yêu, cùng lọ vitamin mỗi ngày chỉ một viên nhỏ xíu, mọi thứ đã trở lại. Tôi đã tìm lại được cô ấy, tìm lại được vợ tôi. Tôi gọi đó là những thay đổi nhỏ tạo nên phép màu. Tôi không yêu cầu thêm gì, kể cả việc giảm bớt giờ làm. Vì tôi biết vợ mình đang kiểm soát tốt mọi thứ. Có thể bận, nhưng chỉ cần đủ sức khỏe, cô ấy vẫn chăm lo chu đáo cho cuộc sống của cả hai. Với tôi vậy là quá đủ: vợ tôi khỏe mạnh và chúng tôi hạnh phúc. Hơn hết, chính vì tôi biết điều gì đã cản trở cuộc sống của gia đình mình trong quá khứ và hiểu mình cần làm gì để “sửa chữa”. Tôi nghĩ, yêu thương thôi thì chưa đủ, để giữ nhau, người ta cần hiểu biết và có cách thức đúng nữa. Giờ tôi cũng nhận ra, lấy vợ thì dễ, nhưng để giữ cô ấy hạnh phúc bên cạnh mình, để “yêu nhau đậm sâu và bên nhau dài lâu” thì là chuyện cả đời… |